Việc thay nhớt máy là một trong những công việc đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng thường xuyên cho ô tô. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
1. Lựa chọn đúng loại nhớt
- Cấp nhớt: lựa chọn theo khuyến cáo nhà sản xuất (theo sổ tay hướng dẫn sử dụng kèm theo khi mua xe), tuy nhiên trong trường hợp chúng ta không tra cứu được thì có thể dựa theo kinh nghiệm: máy xăng có thể dùng cấp nhớt SAE 40, máy dầu SAE 50; việc chênh lệch ít không gây ảnh hưởng nhiều với động cơ.
- Chất lượng nhớt: để hiểu rõ hơn có thể tham khảo theo link sau: http://suaxebaclieu.com/blog-ky-thuat-o-to/tim-hieu-ve-nhot-dung-cho-dong-co-o-to-n36100.html
2. Chuẩn bị những đồ nghề, hay thiết bị cần thiết - quy trình thực hiện :
Để thực hiện thay nhớt cần phải chuẩn một số dụng cụ và vật tư thay thế cần thiết
B1: Nổ máy tầm 5-10 phút ( để nhớt loãng ra chảy ra nhanh và sạch)
B2: Do vị trí xả nhớt nằm rất thấp nên cần phải kích đội (nếu tự làm) để chúng ta có thể tiếp cận được bu lông xả nhớt, tại các cơ sở chuyên nghiệp thì kích xe bằng cầu nâng . Lưu ý xe phải nằm trên mặt phẳng để an toàn và nhớt chảy ra sạch
B3: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như : cần siết lực, đầu tuýp 12,14,17 ( tùy xe), khay đựng nhớt cũ hoặc bình nhớt cũ.
B4: Chuẩn bị lông đền ( đệm ) "nhôm" bu lông xả nhớt, rất quan trọng: lựa chọn đúng kích thước, và đúng loại nhôm có tác dụng làm kín và chống tháo bu lông xả nhớt.
B5: Tháo bu lông xả nhớt, để nhớt chảy ra đến khi không còn nhỏ giọt
B6: Siết bu lông xả nhớt lại bằng "cần siết lực", điều chỉnh cần siết đúng lực theo quy định. Bước này rất quan trọng, thực tế hiện nay có rất ít nơi trang bị cần siết này, chỉ làm bằng kinh nghiệm, nên thực tế đã xảy ra 2 trường hợp sau:
- Lực siết không đủ: nên nhớt bị rỉ ra ngoài thậm chí có thể một thời gian sút ra nên chảy nhớt hết ra ngoài dẫn đến bó máy (lúp pê).
- Lực siết quá lớn: dẫn đến hư ren trong của cạc te, và siết không cứng được bu lông, nhớt rỉ ra ngoài nhiều, và khó lấy bu lông xả nhớt ra ngoài---->khắc phục bằng cách khoan lỗ - tạo ren mới - và sử dụng bu lông thay nhớt đường kính lớn hơn, tốn nhiều thời gian. Trường hợp này gặp thường xuyên do hầu hết thợ sợ lỏng nên siết quá lực gây ra hiện tượng trên
B7: Châm nhớt mới vào và kiểm tra lại bu lông xả nhớt lần cuối
3. Dung tích nhớt thay thế, thay bao nhiêu lít là đủ?
- Tùy theo xe mà dung tích nhớt được đề xuất theo nhà sản xuất (theo sổ tay hướng dẫn sử dụng kèm theo khi mua xe), tuy nhiên khi thay nhớt lưu ý những điểm sau:
- Kiểm tra mực nhớt trước khi thay điều này giúp cho ta phát hiện một số bất thường của động cơ, như xe bị hao hụt nhớt do bị rò rỉ, do động cơ bị hao mòn (đổ hơi),..
- Kiểm tra màu nhớt trước khi thay, giúp chúng ta đánh giá được tình trạng của động cơ có bị quá nhiệt (đen như than), nhớt có màu cafe sữa ( hiện tượng nước pha nhớt), hoặc nhớt có màu ánh vàng ( bình thường).
- Độ nhớt: điều này được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm bằng cách lấy một ít nhớt vào ngón tay trỏ sau đó chập 2 ngón tay lại và từ từ mở xa 2 ngón tay ra, khoảng cách tầm 2-3mm (ly) mà nhớt vẫn bám dính là bình thường, hoặc chúng ta cũng có thể chà sát 2 ngón tay với nhau để kiểm tra độ nhớt. (phương pháp kinh nghiệm nên độ chính xác không cao thường để tham khảo)
- Trong trường hợp không biết được chúng ta có thể dựa vào cây ty thăm nhớt: đặc điểm cây ty thăm nhớt luôn có 2 vạch ( 2 dấu chấm tròn) thể hiện vạch Max - Min.
Sau khi châm nhớt, đợi khoảng 2-3 phút (đợi nhớt chảy xuống cạc te); rút ty kiểm tra nếu nhớt nhằm ở trong vùng vạch Max-Min là đủ ( khuyến cáo nên chọn vạch Max)
Sau đó nổ máy khoảng 5p, tắt máy, đợi khoảng 2-3 phút kiểm tra lại lần cuối.
4. Có thể tự làm hay không?
- Đối với một số người sử dụng xe lâu năm, kinh nghiệm đều có thể thực hiện được với một số dụng cụ nêu trên.
- Tuy nhiên khuyến cáo chúng ta nên đem lại nơi chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho bản thân ( kích đội xe không đúng kỹ thuật rất nguy hiểm); đồng thời khuyến cáo mọi người thay nhớt chỉ là 1 công việc trong đơn lẻ . Bảo dưỡng ô tô định kỳ gồm nhiều hạng mục khác quan trọng không kém việc thay nhớt, giúp xe vận hành an toàn, bền bỉ.