GIÁ: 2.500.000/ Bảo hành 2 năm
Có 4 loại:
- Cảm biến áp suất lốp van trong tích hợp màn hình Androi
- Cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời
- Cảm biến áp suất lốp cho Honda
- Cảm biến áp suất lốp cho Toyota
Khi khách lắp đặt bộ Cảm biến áp suất lốp sẽ được tặng dịch vụ Cân mâm + bấm chì.
Khi quý khách đến Gara thì yên tâm với đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, giá cả phải chăng hợp lí, phụ tùng chính hãng, sẽ làm quý khách hài lòng.
Cung cấp lắp đặt phụ kiện ô tô, giao hàng tận nơi.
Liên hệ qua trang page hoặc số điện thoại
Cảm biến áp suất lốp ô tô TPMS là thiết bị đo và hiển thị tình trạng nhiệt độ, áp suất của lốp xe. Chúng không chỉ giám sát trạng thái lốp qua màn hình. Mà còn được lập trình để phát ra cảnh báo sự cố nguy cơ mất an toàn như non hơi, quá áp. Thiết bị giúp cho việc lái xe trở nên an toàn, tự tin hơn.
Việc lái xe đường dài, đặc biệt khi vào đường cao tốc sẽ không cho chúng ta có lựa chọn “sửa sai”. Hầu như bạn không thể quay đầu xe trong một phạm vi di chuyển khá xa. Bạn cũng không thể tiếp cận một garage sửa xe nào. Nếu xảy ra trạng thái thủng xăm, xì hết hơi, hoặc quá áp dẫn đến nổ lốp. Thì chắc chắn bạn sẽ đi tong chiếc lốp, thậm chí nguy hiểm tính mạng vì mất lái đột ngột. Bạn sẽ phải chờ cứu hộ, hoặc thợ sửa tận nơi đắt đỏ, và mất thời gian!
Và vì thế, việc kiểm soát áp suất lốp xe đã trở thành yêu cầu rất quan trọng. Ở một số quốc gia (chẳng hạn Mỹ), việc lắp hệ thống giám sát áp suất lốp là bắt buộc, và là điều kiện để kiểm định xe hơi. Hãy tìm hiểu kỹ hơn tại sao nhất định phải có lắp cảm biến áp suất lốp nhé!
Trong Hệ thống giám sát áp suất lốp có một bộ van cảm biến gồm 4 chiếc giống hệt nhau. Một số loại có thể có 5 van (có van riêng cho lốp dự phòng). Trong mỗi van có các cảm biến áp suất, nhiệt độ, mạch điện và pin.
Van cảm biến có 2 loại: Loại van gắn trong lốp (thay van cũ), và loại van gắn bên ngoài van cũ. Cùng phân tích ưu nhược điểm của chúng một cách toàn diện để so sánh tại đây nhé: Ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp van trong và van ngoài.
Thông thường mỗi bộ cảm biến áp suất lốp (TPMS) có kèm một màn hình hiển thị để giám sát. Màn hình của chúng sử dụng pin và/hoặc nguồn điện của xe. Với loại sử dụng pin có thể sạc qua nguồn sạc tẩu, sạc ngoài, hoặc sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để sạc (TN405).
Một số hệ thống cảm biến lốp TPMS không dùng màn hình riêng như trên. Mà chúng kết nối với màn hình có sẵn trên ô tô (màn hình công tơ mét ODO, màn hình android hoặc dvd Wince). Đôi khi, chúng cũng tích hợp khả năng hiển thị qua điện thoại hoặc một thiết bị hiển thị nào đó như đồng hồ thông minh. Việc hiển thị trên điên thoại (như kiểu cảm biến i3) cho phép giám sát áp suất khi bơm, và thiết lập hoàn toàn trên điện thoại.
Tổng cộng có 5 kiểu màn hình tương ứng với 5 kiểu cảm biến áp suất lốp: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo, màn gắn lỗ chờ, hiển thị màn ODO, hiển thị màn DVD.
Sau đây là bài phân tích đầy đủ ưu nhược điểm 5 loại cảm biến trên: Ưu nhược điểm của 5 loại cảm biến áp suất lốp.
Bộ xử lý trung tâm có vai trò giao tiếp với các van cảm biến, đồng thời truyền thông tin lên màn hình. Với những hệ thống giám sát lốp có màn hình theo bộ, thì cục xử lý tín hiệu nằm trong bo mạch của màn hình. Còn đối với những hệ thống sử dụng màn hình có sẵn thì cục xử lý tín hiệu này sẽ tương tự như sau:
Ngoài các van cảm biến, cục xử lý trung tâm (và màn hình nếu có) thì bộ sản phẩm thường có thêm các phụ kiện:
Như đã nói ở trên, dựa theo kiểu van, cảm biến áp suất lốp được chia làm hai loại:
Dựa theo kiểu màn hình, cảm biến áp suất lốp được chia làm 5 loại: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo, màn gắn lỗ chờ, hiển thị màn ODO, hiển thị màn DVD.
Khi khách lắp đặt bộ Cảm biến áp suất lốp sẽ được tặng dịch vụ Cân mâm + bấm chì
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ